1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
1.1. Mục tiêu chung
Giúp học viên nắm vững kiến thức lý thuyết chuyên sâu về Quản lý đất đai, nâng cao năng lực thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Quản lý đất đai.
1.2. Mục tiêu cụ thể
– Về kiến thức: Nắm vững kiến thức chuyên sâu về lý luận, phương pháp luận về khoa học quản lý đất đai, sử dụng và bảo vệ môi trường đất;
– Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng chuyên môn ngành Quản lý đất đai; kết hợp chuyên môn ngành Quản lý đất đai với chuyên môn các ngành có liên quan trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.
– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có trách nhiệm cao trong nghề nghiệp, đời sống xã hội và hợp tác trong công việc. Thích ứng linh hoạt với tình hình chính trị – an ninh – kinh tế – xã hội trong và ngoài nước, các môi trường làm việc khác nhau.
1.3. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau:
1.3.1. Về kiến thức
– Hiểu, phân tích, đánh giá và củng cố được tri thức triết học cho hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ứng dụng được các tri thức của triết học vào thực tiễn đời sống.
– Ứng dụng các công nghệ hiện đại và phần mềm tin học chuyên ngành vào thiết kế xây dựng lưới trắc địa; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
– Xác định phương pháp toán, mô hình tối ưu, công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong công tác quy hoạch và quản lí đất đai;
– Phân tích các kiến thức về tài chính đất đai, hệ thống quản lý đất đai phát triển, thị trường bất động sản, quản lý địa giới hành chính và quy hoạch đất đai để phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan.
– Vận dụng kiến thức về chất lượng đất, thủy văn để bố trí phương án quy hoạch sử dụng đất, quản lý quy hoạch nông thôn, phát triển không gian và lựa chọn đầu tư cho một vùng lãnh thổ cụ thể.
– Phân tích kiến thức về hệ thống nông nghiệp, hệ thống canh tác, khoa học phong thủy và khoa học quản lý để giải quyết các vấn đề chuyên môn của ngành quản lí đất đai;
– Áp dụng các kiến thức chuyên môn và phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành quản lí đất đai.
– Phân tích và đánh giá được chính xác các công việc liên quan đến thực tiễn công tác quản lý đất đai.
– Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế, quản lý, bảo vệ môi trường và quản lý lưu vực trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất.
– Vận dụng những kiến thức về viễn thám, sử dụng đất, quy hoạch, chính sách đất đai và thị trường bất động sản vào nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.
1.3.2. Về kỹ năng
– Giải quyết hiệu quả các vấn đề phức tạp trong công tác quản lý, sử dụng đất đai đối với một vùng lãnh thổ cụ thể.
– Đánh giá thực trạng và những vấn đề phát sinh trong công tác quản lí, sử dụng đất đai và thị trường bất động sản.
– Độc lập nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để cải tiến chính sách và công nghệ trong lĩnh vực quản lí đất đai.
– Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng; Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành và công nghệ viễn thám trong xây dựng và quản lí cơ sở dữ liệu tài nguyên đất và môi trường.
– Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương; Giao tiếp được trong các tình huống thông thường và tình huống có liên quan đến chuyên môn; Hiểu và viết được một đoạn văn liên quan đến chủ đề thông thường và một báo cáo tóm tắt liên quan đến chuyên môn; Giải thích và trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện được một vấn đề chuyên môn.
1.3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Phát hiện và đề xuất những sáng kiến để giải quyết các vấn đề chuyên môn của ngành quản lý đất đai.
– Tổng hợp và đưa ra những kết luận chuyên môn trên cơ sở các lý luận khoa học về các vấn đề phức tạp của lĩnh vực quản lý đất đai
– Có khả năng đưa ra những kết luận chuyên môn liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, đồng thời có những lý luận phù hợp để bảo vệ được những kết luận đã đưa ra.
– Xây dựng và thẩm định các báo cáo khoa học và dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý, sử dụng đất.
– Nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất;
– Điều hành, quản lý nhóm để xử lý các vấn đề lớn của ngành quản lý đất đai như: lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng dụng; lập và quản lý hồ sơ địa chính; tài chính đất đai, thu
hồi đất…
– Định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao; hoàn thiện và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân và vận dụng vào công tác chuyên môn trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.
– Điều hành, phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn của ngành quản lý đất đai.
2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH
2.1. Đối tượng đào tạo
Tốt nghiệp đại học các ngành Quản lý đất đai, Địa chính, Khoa học đất, Địa lý, Kinh tế địa chính, Trắc địa và các ngành khác được bổ túc kiến thức.
2.2. Nguồn tuyển sinh
2.2.1. Ngành đúng, phù hợp
Quản lý đất đai, Quản lý ruộng đất, Địa chính.
2.2.2. Ngành gần
Nhóm 1: Công nghệ địa chính, Kinh tế địa chính, Trắc địa-địa chính; Quản lý bất động sản; Quản lý tài nguyên môi trường, Quản lý Đô thị, Quy hoạch đô thị.
Nhóm 2: Khoa học đất, Thổ nhưỡng – Nông hóa, Thổ nhưỡng, Bản đồ, Địa lý, Khoa học môi trường, Môi trường, Quản lý môi trường, Công nghệ môi trường, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Quản lý kinh tế, Nông học, Địa chất, Kiến trúc, Khoa học cây trồng, Thủy nông cải tạo đất, Xây dựng, Luật, Kỹ thuật tài nguyên nước, Trắc địa, Trắc địa mỏ, trắc địa công trình, công nghệ thông tin, Kinh tế nông nghiệp; Kinh tế phát triển; Quản trị Kinh Doanh; Kinh tế Tài nguyên Môi trường, Đo đạc và bản đồ; Lâm nghiệp; Quy hoạch lâm nghiệp; Kinh tế xây dựng, Kinh tế bất động sản, Kế toán doanh nghiệp (trường ĐH Mỏ Địa chất).
Các học phần bổ túc kiến thức:
TT | Tên học phần | Số tín chỉ | Nhóm 1 | Nhóm 2 |
1 | Quy hoạch phát triển nông thôn | 3 | x | x |
2 | Quản lý hành chính về đất đai | 3 | x | x |
3 | Đánh giá đất | 3 | x | x |
4 | Trắc địa 1 | 3 | x | |
5 | Quy hoạch sử dụng đất 1 | 3 | x | |
6 | Bản đồ địa chính | 3 | x |
2.3. Các môn thi tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp
2.3.1. Các môn thi tuyển sinh
Quản lý – quy hoạch đất đai, Trắc địa, tiếng Anh.
2.3.2. Điều kiện tốt nghiệp
Theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ giáo dục và Đào tạo, Quy đinh hiện hành về đào tạo trình độ Thạc sĩ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
3.1. Cấu trúc chương trình
TT | Mã HP | Tên học phần | Số tín chỉ |
I | Học phần bắt buộc | 30 | |
1 | ML06001 | Triết học | 3 |
2 | SN06003 | Tiếng Anh | 2 |
3 | QL06010 | Công nghệ thông tin trong Quản lý đất đai | 2 |
4 | QL06011 | Trắc địa nâng cao | 2 |
5 | MT06013 | Quản lý tài nguyên thiên nhiên | 2 |
6 | QL07037 | Kỹ thuật viễn thám | 2 |
7 | QL07038 | Hệ thống pháp luật về Quản lý đất đai và thị trường bất động sản | 2 |
8 | QL07029 | Tài chính về đất đai | 3 |
9 | QL07040 | Hệ thống quản lý đất đai phát triển | 2 |
10 | QL07041 | Quy hoạch sử dụng đất đai | 2 |
11 | QL07042 | Quy hoạch không gian | 2 |
12 | QL07043 | Sử dụng đất nông nghiệp | 2 |
13 | QL07044 | Quản lý thị trường bất động sản | 2 |
14 | QL07048 | Quản lý địa giới hành chính | 2 |
II | Học phần tự chọn | 18 | |
15 | QL06012 | Môi trường và phát triển bền vững | 2 |
16 | NH07066 | Hệ thống nông nghiệp | 2 |
17 | QL06014 | Bảo vệ môi trường trong sử dụng đất | 2 |
18 | QL07045 | Kiến trúc cảnh quan (landscape) | 2 |
19 | QL07046 | Phương pháp toán trong quy hoạch sử dụng đất đai | 2 |
20 | QL06015 | Phân tích dự án phát triển | 2 |
21 | NH07067 | Hệ thống canh tác | 2 |
22 | QL06016 | Độ phì nhiêu đất | 2 |
23 | QL07047 | Mô hình hóa trong quản lý đất đai | 2 |
24 | QL07060 | Quản lý tổng hợp lưu vực | 3 |
25 | QL07027 | Quản lý đất tổng hợp | 2 |
26 | QL06018 | Ứng dụng phong thủy học trong Quy hoạch sử dụng đất đai | 2 |
27 | QL07049 | Khoa học quản lý đất đai | 2 |
28 | QL06027 | Phương pháp trắc địa và bản đồ trong quản lý đất đai | 2 |
29 | QL07080 | Hệ thống thông tin địa lý nâng cao | 2 |
30 | QL07084 | Phân tích chính sách đất đai | 2 |
31 | QL07085 | Quản lý quy hoạch nông thôn | 2 |
III | Luận văn tốt nghiệp | 12 | |
32 | QL07996 | Luận văn thạc sĩ | 12 |
Tổng | 60 |