Thông tin tuyển sinh ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng năm 2020

Nhu cầu nhân lực ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng

Thực tiễn đã chứng minh, nông nghiệp dù ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP của mỗi quốc gia nhưng tầm quan trọng không hề suy giảm. Việt Nam đang nỗ lực hướng đến việc xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ mới theo xu hướng nông nghiệp 4.0. Nguồn nhân lực về phân bón và dinh dưỡng cây trồng sẽ là nhân tố quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ này.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón của ngành trồng trọt (khoảng hơn 10 triệu tấn một năm), việc quản lý nhà nước đối với thị trường phân bón Việt Nam là một vấn đề cấp bách, phải được thực hiện bởi một đội ngũ lao động được đào tạo bài bản về phân bón và dinh dưỡng cây trồng, đất đai.

Phân bón giả, phân bón kém chất lượng gây thiệt hại 2,6 tỷ USD/năm

Xu hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái của các tập đoàn kinh tế lớn như: Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn FLC… đã tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ ngành của công nghiệp phân bón. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đang có nhu cầu nhân lực trình độ cao về phân bón, dinh dưỡng, đất và cây trồng nhằm nghiên cứu, cải tiến phát triển sản phẩm, công nghệ mới, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu uy tín, phục vụ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Nông nghiệp Việt Nam đón nhận làn sóng đầu tư lớn chưa từng có

Chương trình đào tạo ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng

Theo học ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng, sinh viên được trang bị kiến thức về khoa học cây trồng, khoa học đất và môi trường để xác định nhu cầu dinh dưỡng và phương pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách hiệu quả, đạt năng suất cao và chất lượng tốt; vận dụng các kiến thức về công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón, kinh tế và quản trị vào quá trình sản xuất và kinh doanh phân bón; thực hiện quy trình quản lý chất lượng phân bón theo quy định của Nhà nước

Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng sử dụng thành thạo thiết bị chuyên môn phục vụ hiệu quả  phân tích chất lượng phân bón, cây trồng, đất, nước và quy trình sản xuất một số loại phân bón; xây dựng và triển khai quy trình bón phân cho một số cây trồng phổ biến nhằm quản lý dinh dưỡng và sử dụng hiệu quả phân bón cho cây trồng; kỹ năng khảo sát, xử lý thông tin, quản trị trong hoạt động sử dụng, sản xuất và kinh doanh phân bón.

Sinh viên tham quan mô hình thử nghiệm phân hữu cơ vi sinh cho lúa

Vị trí việc làm cho nhân lực ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng có khả năng áp dụng được các kiến thức về khoa học cây trồng, khoa học đất và môi trường để xác định nhu cầu dinh dưỡng và phương pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách hiệu quả, đạt năng suất cao và chất lượng tốt; Vận dụng được các kiến thức về công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón, kinh tế và quản trị vào quá trình sản xuất, kinh doanh phân bón; Vận dụng được các kiến thức để thực hiện quy trình quản lý chất lượng phân bón theo quy định của Nhà nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau:

– Cán bộ quản lý/chuyên viên tại các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh…

– Cán bộ quản lý/ kỹ thuật tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón.

– Khởi nghiệp với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón và vật tư nông nghiệp.

Shark Lê Đăng Khoa khởi nghiệp từ Công ty TNHH phân bón Ba lá xanh

– Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu về đất, phân bón và cây trồng; giảng viên giảng dạy các môn học về nông hóa, phân bón của các cấp học; kỹ thuật viên phân tích tại các phòng phân tích đất, nước, phân bón và môi trường; cán bộ quản lý hoặc chuyên viên tại các đơn vị khảo nghiệm, kiểm nghiệm phân bón.

Đánh giá chất lượng phân bón trong phòng thí nghiệm

Theo học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên được học tập trong môi trường năng động với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại gồm phòng học thông minh, phòng thực hành hiện đại (phòng thực hành tin học, viễn thám, các phòng thí nghiệm về đất và dinh dưỡng cây trồng, hệ thống nhà lưới, khu thí nghiệm đồng ruộng rộng 2.1ha)… Đặc biệt, sinh viên được học tập, tham gia nghiên cứu khoa học bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, được đào tạo bài bản tại các nước phát triển như Bỉ, Nga, Đức…

Hướng dẫn sinh viên vận hành thiết bị phân tích định lượng trong phòng thí nghiệm

Học viện đã liên kết với nhiều doanh nghiệp để tuyển dụng sinh viên khi tốt nghiệp và tài trợ học bổng cho sinh viên như: Công ty phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Nicotex, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty Cổ phẩn Phân lân Nung chảy Văn Điển, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VINAF, Dabaco, Công ty THHH Vật tư nông nghiệp Hoàng Minh, Công ty Cổ phần Công nghệ xanh Nông nghiệp 1…

Nếu bạn yêu thích ngành Dinh dưỡng và Phân bón cây trồng, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam với các thông tin:

Mã trường

nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh Phương thức xét tuyển
HVN HVN11 A00:Toán, Vật lí, Hóa học

B00:Toán, Hóa học, Sinh học

D07:Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D08:Toán, Sinh học, Tiếng Anh

– Tuyển thẳng:theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện

– Xét kết quả học tập bậc phổ thông (học bạ)lớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm

– Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520/ 0961.926.639/ 0961.926.939

Website: https://www.vnua.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep

Khoa Quản lý Đất đai + TTQHCC&HTSV